Nhiệm kỳ giáo hoàng Giáo_hoàng_Fêlix_I

Felix sinh tại Rôma và được chọn làm Giáo hoàng vào ngày 5 tháng 1 năm 269, là người kế nhiệm Giáo hoàng Dionysius. Sau khi hoàng đế Rôma Gallienus bị hạ sát trong một cuộc phản loạn, Claudius II (268-270) lên thay. Sau đó là Aurelianus (270-275), ông chủ trương một đạo tổ hợp. Ông có cảm tình với Kitô giáo cũng như nhiều đạo Đông phương khác.

Ông chống lại phái Manicheism, phái này phủ nhận bản tính của Đức Kitô mà chỉ thừa nhận 2 yếu tố căn bản thống trị thế giới đó là thiện và ác. Năm 269, qua Thượng hội đồng giám mục Antiôkia, ông phê chuẩn sự lên án Phaolô Samôsatê. Giáo hoàng Felix II được coi là tác giả của một lá thư quan trọng về giáo điều thiên tính và nhân tính của Chúa Giêsu Kitô và giáo lý về hai bản tính trong một ngôi vị. Trong lá thư này ông viết: "chúng tôi tin rằng Đức Giê-su được sinh ra bởi bà Maria, là con của Thiên Chúa từ đời đời. Người bởi Thiên Chúa mà ra. Nhưng đã mặc lấy thân phận của một người đàn ông. Người đã trở thành một con người bằng xương bằng thịt như chúng ta. Hai bản tính Thiên Chúa và con người cùng đồng nhất một cách hoàn hảo".

Trong triều đại của minh, ông đã nhận được sự trợ giúp của hoàng đế Aurelian trong việc giải quyết trnh chấp về thần học chống Trinitarian của Paul Samosata, những người đã cách chức giám mục Antioch. Liber Pontificalis cho biết ông khởi xướng tập tục chôn táng các vị tử đạo dưới gầm bàn thờ và cử hành thánh lễ trên các mộ đó.("Hic constituit supra memorias martyrum missas celebrare").